.::Giai tri hay.Giai tri hay nhat.Giai tri hay nhat viet nam.Wap giai tri. Wap giai tri hay nhat.Wap hay.Wap giai tri hay.Wap hay nhat.Wap hay nhat viet nam.Wap giai tri hay nhat viet nam.Wap giai tri hang dau viet nam.Wap giai tri lanh manh.Wap viet.Wap game.Wap tai mien phi.Giai tri viet.Giai tri so.Giai tri vui.Giai tri so 1 the gioi.Giai tri so hay.Giai tri so hay nhat.Giai tri online.Giai tri online hay.Giai tri online hay nhat.Giai tri truc tuyen.Giai tri truc tuyen hay.Giai tri hay nhat.Giai tri hang ngay.The gioi tên.The gioi di dong.Nhat.keyword.Haynhat.wap.sh-Sinhvien.xtgem.com-Portal ::.
Các bài thuốc từ cây hướng dương Khi bị táo bón, lấy rễ hoa hướng dương 15-20 g rửa sạch, ép lấy nước rồi pha thêm chút mật ong, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể lấy lõi cành hoa hướng dương sấy khô, đốt thành than rồi tán bột, mỗi ngày uống chừng 6 g với nước ấm. Hoa hướng dương có tên khoa học là Helianthus annuus L., dân gian còn gọi là hướng nhật quỳ hoa, văn cúc, tây phan liên, nghênh dương hoa, vọng nhật liên, thái dương hoa, triều dương hoa… Theo dược học cổ truyền, hoa hướng dương vị ngọt, tính ấm, không độc, có công dụng trừ phong, minh mục (làm sáng mắt) . Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, phù mặt, nặng mặt, đau răng... Hạt hướng dương có tác dụng chữa chứng huyết lỵ, mụn nhọt, tẩy giun kim. Lá hướng dương thường dùng để trị cao huyết áp. Rễ hướng dương có công dụng chữa các chứng đau ngực sườn, đau do viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tiểu tiện không thông thoáng, tổn thương do trật đả... Đài hoa hướng dương chủ trị đau đầu hoa mắt, đau răng, đau dạ dày, thống kinh, vết thương viêm loét... Lõi cành cây hướng dương có tác dụng chữa chứng tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện không thông... Vỏ hạt hướng dương chữa chứng ù tai. Các thí nghiệm trên tai thỏ cho thấy, dịch chiết hoa hướng dương có tác dụng làm giãn mạch. Nếu tiêm vào tĩnh mạch thì có thể gây hưng phấn hô hấp, hạ huyết áp và làm tăng co bóp tiểu tràng rõ rệt. Nếu tiêm dưới da mèo thì sẽ làm hạ huyết áp trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, dịch chiết hoa hướng dương còn có tác dụng hạ sốt. Một số cách dùng hoa hướng dương chữa bệnh Chữa viêm phế quản mạn tính: - Lõi cành hướng dương lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, cho thêm chút nước lọc rồi ép lấy nước uống (có thể pha thêm một ít đường) hoặc sắc uống. - Đài hoa hướng dương 1-2 cái, sắc uống với một chút đường phèn. - Cành hoa hướng dương để lâu năm 90 g sắc uống. Chữa hen: - Đài hoa hướng dương tươi 30-60 g, sắc kỹ rồi bỏ bã, cho thêm chút đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày. - Cánh hoa hướng dương phơi khô trong bóng râm, thái nhỏ thành sợi rồi quấn thành điếu hút như hút thuốc lá. Ho gà: - Lõi cành hoa hướng dương 30-60 g, sắc kỹ bỏ bã, cho thêm chút đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày. - Cành hướng dương lượng vừa đủ, sắc uống khi đói. - Cành hướng dương 15 g, cam thảo 6 g, sắc uống. - Hoa hướng dương 12 g rửa sạch, giã nát, hòa thêm chút đường phèn rồi uống. Đau đầu: - Đài hoa hướng dương 30-60 g sắc uống. - Đài hoa hướng dương 1 cái, câu đằng 9 g, hương nhu 9 g, sắc uống. Hoa mắt chóng mặt: - Đài hoa hướng dương 30-60 g, sắc uống hoặc lấy dịch chiết luộc với 2 quả trứng gà ăn. - Hoa hướng dương tươi 60 g hầm với thịt gà ăn. - Hạt hướng dương bỏ vỏ lượng vừa đủ hầm với thịt gà mái ăn. - Hạt hướng dương bỏ vỏ sao qua, tán bột, mỗi ngày uống 6 g trước khi đi ngủ. - Rễ hướng dương 60 g, thái vụn, sắc uống. - Đài hoa hướng dương 1 cái, sắc uống với đường phèn. - Lá hướng dương lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Cao huyết áp: - Lá hướng dương tươi 60 g, thổ ngưu tất (cỏ xước) tươi 60 g, sắc uống. - Đài hoa hướng dương 30 g, hạ khô thảo 15 g, sắc uống. - Đài hoa hướng dương 60 g, râu ngô 30 g, sắc uống, có thể cho thêm chút đường phèn. - Hạt hướng dương sống 1 nắm, bỏ vỏ lấy nhân ăn, phối hợp với uống nước ép rau cần tây mỗi ngày 1 cốc. - Đài hoa hướng dương 30-60 g, sắc kỹ, chia uống 2 lần trong ngày. Tai ù do thận hư: - Vỏ hạt hướng dương 9-15 g sắc uống. - Đài hoa hướng dương 15 g, hà thủ ô 6g, thục địa 9 g, sắc uống. Viêm loét dạ dày tá tràng: - Rễ hướng dương 15 g, tiểu hồi hương 9 g, sắc uống. - Đài hoa hướng dương 60 g, sắc uống hoặc đem hầm với dạ dày lợn 1 cái làm canh ăn. - Rễ hướng dương sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g. Xuất huyết dạ dày: Đài hoa hướng dương 1 cái, sắc uống. Ung thư dạ dày: Lõi cành hoa hướng dương 4-6 g, sắc hoặc hãm uống thay trà hàng ngày. Viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu: - Lõi cành hướng dương 15 g sắc uống. - Đài hoa hướng dương 1 cái sắc uống. - Rễ hướng dương tươi 30 g sắc uống. Phù thũng, tiểu tiện không thông: Rễ hướng dương 15 g, vỏ bí đao 30 g sắc uống hằng ngày. Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng các vị thuốc lấy từ cây hoa hướng dương vì có thể gây sẩy thai.