.::Giai tri hay.Giai tri hay nhat.Giai tri hay nhat viet nam.Wap giai tri. Wap giai tri hay nhat.Wap hay.Wap giai tri hay.Wap hay nhat.Wap hay nhat viet nam.Wap giai tri hay nhat viet nam.Wap giai tri hang dau viet nam.Wap giai tri lanh manh.Wap viet.Wap game.Wap tai mien phi.Giai tri viet.Giai tri so.Giai tri vui.Giai tri so 1 the gioi.Giai tri so hay.Giai tri so hay nhat.Giai tri online.Giai tri online hay.Giai tri online hay nhat.Giai tri truc tuyen.Giai tri truc tuyen hay.Giai tri hay nhat.Giai tri hang ngay.The gioi tên.The gioi di dong.Nhat.keyword.Haynhat.wap.sh-Sinhvien.xtgem.com-Portal ::.
Câu chuyện về cháu Nguyễn
Phú Quyết Tiến (thị trấn Vụ
Bản, Nam Định) đã nổi tiếng tới
mức khắp cái thị trấn nhỏ này,
từ già đến trẻ ai ai cũng có thể
kể rành mạch, thông tường.
Cổng nhà anh Tân có 3 cháu nhỏ
khoảng 9-10 tuổi đang nô đùa.
Thấy tôi cất lời hỏi thăm, một
cháu bé nhìn trắng trẻo, ngôi
ngô nhất trong đám trẻ nhanh
nhảu : “Cô hỏi bố cháu à ! Bố
cháu đang ở trong nhà. Cô vào
uống nước để cháu gọi bố”.
Trong lúc chúng tôi đang ngờ
ngợ đoán chừng cậu bé lúc nãy
chính là bé Tiến “nổi tiếng” tiêu
tốn không ít giấy mực của báo
chí, thì anh Tân bước ra.
Câu chuyện “tái sinh” kỳ lạ
Anh Tân và chị Thuận cưới nhau
được 6 năm mới sinh được
cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến
(28/2/1992). Cháu Tiến lớn lên
bụ bẫm, xinh xắn, trong sự yêu
chiều hết mực của cả gia đình.
Thế nhưng, đến năm cháu 5
tuổi, tai họa bất ngờ ập xuống.
Hôm đó vào buổi chiều tháng
Giêng, anh Tân đang nằm đọc
báo bỗng giật nảy mình chồm
dậy, ruột gan như lửa đốt. Anh
gọi vợ hỏi : “Thằng Tiến đâu,
tìm nó về đi”. Chị Tân tìm gọi
mãi nhưng không thấy Tiến
đáp lại, ra phía bờ sông gần nhà
chị chỉ nhìn thấy đôi dép cháu
để trên bờ. Dưới dòng nước
xanh ngắt nhìn thấu tận đáy,
không thấy điều gì bất thường.
Chị chạy về báo anh Tân. Bỏ tờ
báo, anh hớt hải ra phía bờ
sông thì nhìn thấy xác cháu
Tiến nổi cách bờ 3m. “Tôi lao
xuống dòng nước, ôm chặt lấy
con nhấc lên bờ. Nhưng tất cả
đã quá muộn !”, giọng anh lạc
đi, không giấu vẻ kinh hoàng
khi nhớ về cái ngày đau
thương ấy.
Cháu Tiến mất đi khiến cả anh
Tân, chị Thuận đều như kẻ mất
hồn. Nỗi đau càng nhân lên gấp
bội khi chị Thuận do vấn đề sức
khỏe đã “không còn khả năng
làm mẹ” nữa. Trong cơn vật vã,
bà cụ hàng xóm mà sau này anh
Tân mới biết là “bà mế” có sang
vỗ vai anh và bảo : “Con yên
tâm, sớm muộn gì nó cũng tìm
về với con thôi !”. Khi ấy vì quá
đau buồn anh cũng coi lời bà
như lời an ủi của những người
hàng xóm tốt bụng khác.
Năm 2006, cả hai vợ chồng vẫn
chưa nguôi nỗi đau mất con thì
nghe có người rỉ tai ở Xóm Cọi,
xã Yên Phú, Lạc Sơn, cách nhà
anh chị chừng 3km có cháu bé
nghi là “con lộn” của Tiến. Cháu
tên Bùi Lạc Bình (sinh ngày
6/10/2002) là con một gia đình
người Mường nhưng ngay từ
khi biết nói đã khăng khăng
bảo mình là con người Kinh, nhà
trên thị trấn Vụ Bản.
Vốn chưa bao giờ tin có chuyện
“đầu thai” như kiếp luân hồi
của nhà Phật, nhưng hai anh chị
vẫn đánh bạo tìm đến nhà cháu
bé nọ. Thật bất ngờ khi anh chị
đến nơi cháu không hề thấy lạ
mà gọi bố mẹ xưng con và
quấn quít không rời. Anh chị
ngỏ lời mời chị Dự, người sinh
cháu Bình, tên bố mẹ “mới” đặt,
đến nhà chơi. Nghe thấy thế,
Bình vui lắm, trèo phắt lên xe
hào hứng như đứa trẻ lâu ngày
được về nhà.
Vừa vào nhà, Bình đã chạy
quanh nhà tìm đồ chơi mà Tiến
trước kia thích. Cháu còn tự
nhiên vào giường anh Tân, chị
Thuận nằm lên đó rồi bi bô :
“Ngày xưa con thường ngủ chỗ
này nhỉ bố nhỉ ?”. “Ngay khi
nhìn thấy cháu, nghe cháu nói,
và thấy những hàng động của
cháu vợ chồng tôi như chết
đứng. Tất cả đều giống hệt như
cháu Tiến thủa trước, có khác
chỉ là khác về hình hài mà thôi”,
anh Tân kể.
Kể từ ngày gặp cháu Bình thì ăn
ngủ chẳng yên bởi giữa hai
người với đứa trẻ xa lạ dường
như có mối thâm tình gì đó day
dứt lắm. Nhớ cháu, thương
cháu nhưng lại sợ người ngoài
bảo muốn cướp con. Vợ chồng
anh hiếm muộn, nhưng vợ
chồng chị Dự – anh Hoan cũng
chỉ có duy nhất cháu Bình là
con.
Về phần chị Dự, sau lần đến
chơi nhà ấy, cháu Bình cứ nằng
nặc đòi về “nhà bố mẹ”. Thấy
con nhèo nhẹo khóc, chị Dự
cũng không biết phải làm sao.
Đưa cháu về nhà anh Tân, chị
Thuận chơi thì sợ người ta dị
nghị là “thấy người sang bắt
quàng làm họ”. Nhưng sau một
lần Bình bị ốm nặng, sốt cao,
cháu cứ luôn miệng “dọa” : “Mẹ
không cho con về, con lại chết
lần nữa !”. Hoảng quá, lần này
chị đánh liều gọi cho anh Tân
đưa cháu về nhà chơi. Cháu
Bình về nhà anh thì khỏe khoắn,
vui vẻ, không còn đau ốm nữa.
“Thấy cháu tha thiết quá, sau
bao đắn đo chúng tôi dè dặt đề
nghị gia đình anh Hoan, chị Dự
cho cháu về ở với chúng tôi.
Thật bất ngờ là cả vợ chồng
anh chị và bà nội cháu đều gật
đầu đồng ý. Chính bà nội cháu
cũng bảo rằng : Ngay từ lúc
thằng bé biết nói tôi đã biết nó
không phải người Mường rồi”,
anh Tân nói.
Theo lời anh Tân, kể từ ngày
cháu về với anh chị, hết lần này
đến lần khác hai người “thử”
cháu. Thậm chí, nhiều người
hàng xóm cũng sang nhà để
“hỏi chuyện ngày xưa”. Tất cả
cháu đều trả lời vanh vách. Từ
tên bác hàng xóm, đến cô giáo
mẫu giáo rồi bạn bè thân của
cháu, cháu đều nhớ tên. Đường
về nhà, hay những câu chuyện
nhỏ nhặt như ngày xưa bà nội
cho cháu uống bia ở đầu làng
cháu cũng nhắc lại, ngay cả việc,
“cháu đã từng chết như thế
nào, bị ngã xuống nước ra
sao”…
“Dù trước đó, chưa một lần tin
có chuyện “hoang đường” như
thế, nhưng đến lúc ấy cả vợ
chồng tôi đều hoàn toàn tin
rằng Bình chính là cháu Tiến,
con chúng tôi 10 năm về
trước”, anh Tân kể.
Từ ngày về ở với anh chị Tân,
Thuận, Bình nằng nặc đòi gọi
tên là Tiến, ngay cả tên đệm
cháu cũng đòi giữ.
“Hãy coi con cháu những đứa
trẻ bình thường”
Bé Tiến bây giờ đã bước sang
tuổi thứ 9. Cháu trắng trẻo, khôi
ngô, ngoan và lễ phép nhưng
cũng hiếu động hệt như những
đứa trẻ cùng trang lứa khác. Khi
chúng tôi ngồi nghe anh Tân kể
chuyện thì Tiến không ngừng
nô đùa trước sân, chọc tổ ong
khiến anh Tân mấy bận phải
đứng dậy nạt cháu.
Câu chuyện dang dở thì chị
Thuận mẹ cháu về, thoáng qua
những dè dặt ban đầu, nhắc
đến con chị cười nói xởi lởi lắm.
Lần dở từng trang sách của
cháu, đôi mắt chị vẫn ánh lên
niềm hạnh phúc vô hạn : “Cháu
đi học mấy năm liền đều đạt
học sinh giỏi…”. Rồi chuyện
trường, chuyện lớp, chuyện
nghịch ngợm của trẻ nhỏ làm
bầu không khí rộn ràng hẳn lên.
Mãi chuyện đã quá trưa tự lúc
nào, chị Thuận giữ chúng tôi ở
lại ăn cơm, chúng tôi cũng vui
vẻ đồng ý. Khi mâm cơm đã
dọn tinh tươm, Tiến vẫn đứng
ngoài sân mê mải đọc cuốn
Hương Hiếu Hạnh của nhà sư
Thích Tâm Hiệp viết về trường
hợp “đầu thai” của Tiến. Nghe
anh Tân bảo, nhà sư sau khi
nghe câu chuyện của Tiến đã
viết một bài in trong tập sách
Hương Hiếu Hạnh và tặng anh
chị một cuốn. Từ lúc rõ mặt chữ,
Tiến lúc nào cũng cầm cuốn
sách và đọc đi đọc lại câu
chuyện kể về mình. Những câu
chuyện ngày xưa cháu cũng
dần quên.
Tôi đứng dậy gọi Tiến vào ăn
cơm thì bất chợt cậu bé nắm
tay tôi lắc lắc, chỉ ra phía con
sông sau nhà : “Cô ơi, ngày xưa
cháu chết ở kia kìa”. Dù đã nghe
câu chuyện của cháu nhưng câu
nói bất chợt của Tiến vẫn khiến
tôi lạnh sống lưng.
Sau bữa cơm đầm ấm, chúng tôi
xin phép hai anh chị tiếp tục lên
đường. Trước khi đi, anh Tân
trầm ngâm : “Nhà nghiên cứu
Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung
tâm tiềm năng con người đã
nhiều lần điện thoại gặp nhưng
tôi đều từ chối. Hiện giờ, tôi chỉ
muốn mọi người hãy coi cháu
như những đứa trẻ bình
thường khác. Cháu Tiến giờ ở
nhà tôi với tư cách là “con
nuôi”. Cháu vẫn thường xuyên
qua lại nhà mẹ đẻ…”.
NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐẦU THAI
KỲ LẠ
Trong những ngày ở xóm Cọi
để tìm hiểu về trường hợp của
cháu Bình – Tiến, chúng tôi còn
biết thêm tại xóm này còn có
thêm hai trường hợp “con lộn”.
Cả hai trường hợp này cũng ly
kỳ và lạ lùng rất khó giải thích.
Tiền kiếp con trai, bây giờ hóa
gái
Không đến mức đòi về ở hẳn
như Bình về với gia đình anh
Tân – chị Thuận, nhưng câu
chuyện “con lộn” của Bùi Thị
Hồng Thắm, ở Xóm Cọi cũng
được người dân ở Lạc Sơn bàn
tán xôn xao. Thắm là con gái
nhưng người “lộn” vào cháu lại
là con trai.
Tôi tìm đến nhà Thắm khi bóng
chiều đã khuất dần sau núi. Nhà
cháu nghèo lắm, căn nhà gỗ bé
xíu nằm chênh vênh bên sườn
núi. Thắm sinh năm 1991, trước
Thắm còn có một chị gái. Cũng
vì nhà nghèo nên hai chị em
đang phải làm phụ hồ ở Hà Nội,
bố cháu anh Bùi Thanh Minh
cũng đi làm ăn nơi xa thỉnh
thoảng mới về một lần.
Hôm tôi đến, một mình chị Bùi
Thị Toàn, mẹ Thắm ở nhà. Đã
mấy năm nay, chỉ có những
ngày lễ tết gia đình chị Toàn
mới được tề tựu đông đủ. Ngày
thường, chỉ có mỗi chị Toàn vò
võ mong ngóng chồng con, ba
bố con đi làm ăn xa thế nhưng
nhà nghèo thì vẫn hoàn nghèo.
Khi tôi hỏi đến chuyện “con
lộn”, chị Toàn nhớ lại rồi cười
ngặt ngẽo. Chị bảo ngày mới
phát hiện Thắm bị “lộn”, cháu có
những biểu hiện lạ lùng, nhưng
cũng buồn cười lắm.
Chị Toàn kể : Khi Thắm bi bô
biết nói, một lần hai mẹ con
đang chơi đùa bỗng cháu “xị”
mặt rồi nằng nặc đòi : “mẹ đưa
con về nhà”, dù lúc đó đang ở
trong nhà mình. Nghĩ trẻ con
chưa hình dung được đâu là
nhà mình nên chị Toàn đã cố
diễn giải đây chính là nhà. Thế
nhưng Thắm vẫn không chịu,
chị Toàn nghĩ chắc cháu đòi
sang nhà bà nội ngay sát vách.
Chị bế cháu sang nhà bà nhưng
vẫn không phải. “Nhà ở ngoài
kia cơ”, Thắm bảo.
“Thì ra con bé này đòi đưa đi
chơi nên nói thế”, chị Toàn nghĩ
vậy và quát Thắm. Sợ mẹ, cháu
không dám đòi nữa. Một hôm, ở
ngoài nhà kho của thôn chơi,
hôm đó là ngày hội làng nên
người trong làng tụ tập tại đây
rất đông. Đang chơi đùa ở sân
bỗng nhiên Thắm nói với bà
nội: “Mẹ cháu kia kìa”.
Đó là bà Nguyễn Thị Nghe,
người ở đầu làng. Do xóm Cọi
rộng, nên nhà chị Toàn và nhà
bà Nghe dù cùng xóm nhưng
cũng chỉ biết nhau qua loa. Mới
3 tuổi, Thắm có thể nhận nhầm
mẹ nên bà nội nói với cháu : đó
không phải mẹ cháu, mẹ hôm
nay lên nương.
Lúc Thắm được 5 tuổi, hôm đó
cháu được bố mẹ cho ra đồng.
Khi trở về, đi qua nhà bà Nghe,
cháu chỉ tay rồi bảo với bố mẹ
“nhà con đây này”. Nghĩ buồn
cười quá, chị Toàn bảo lại con
“con thích thì mẹ đưa vào nhà
con”, thế nhưng khi vừa bước
vào cổng Thắm đột nhiên dừng
lại : “Con không vào nữa đâu,
chị Hằng đang ở trong đó, con
ghét chị ấy vì chị đã xui con
trèo cây làm con ngã chết”.
Nghe con nói vậy, chị Toàn bèn
hỏi lại nửa đùa nửa thật : “Thế
con là ma Ly à”. Người Mường
thường gọi người chết là “ma”,
vì biết Ly, con trai bà Nghe đã
chết nên chị Toàn mới hỏi vậy.
Tưởng trêu vậy thôi, ai ngờ con
bé gật đầu. Từ hôm đó, chị Toàn
mới “xâu chuỗi” lại toàn bộ
những biểu hiện lạ thường từ
ngày con bé cứ đòi chị “đưa về
nhà con”.
Chị bắt đầu nghĩ đến chuyện
thằng ma Ly nó đã “lộn” về con
Thắm nhà mình. Người Mường
vốn xem đây là chuyện bình
thường nên vợ chồng chị Toàn
chẳng sợ sệt một chút nào,
thậm chí ngày ngày vẫn hỏi
chuyện và trêu đùa con bé.
Nói thêm về ma Ly, bà Nghe
sinh được bốn người con, trong
đó Ly và Hương (con gái) là cặp
song sinh. Một hôm Ly và
Hương (lúc đó 7 tuổi), được chị
gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên
triền núi. Là con trai nên Ly
được phân công trèo lên hái
quả. Quả ổi nằm tít ngoài xa, Ly
rất vất vả nhưng vẫn không tài
nào hái được. Hằng ở dưới cứ
động viên em cố lên và trong
một phút sẩy chân, Ly ngã rơi
xuống đất. Cháu bị chấn
thương sọ não và mất ngay sau
đó.
Có nhiều trường hợp khác
Có một câu chuyện mà mãi đến
khi Thắm nói rằng cháu chính là
ma Ly thì chị Toàn mới nhớ lại.
Đó là ngày còn mang thai Thắm,
chị vốn là người yếu nên khi
mang thai ốm đau liên miên.
Một hôm đi chợ ngoài thị trấn
về chị bị cảm, trong cơn mê
man chị mơ một giấc mơ rất sợ.
Một đứa bé rách rưới cứ đuổi
theo làm chị chạy trốn mãi, thế
nhưng vì mệt quá nên đến lúc
thằng bé cũng đuổi kịp và bắt
lấy chị. Giật mình tỉnh dậy, đem
câu chuyện vừa mơ kể lại với
chồng nhưng anh bảo mệt
trong người mơ thấy những
điều sợ hãi là chuyện bình
thường.
Chị Toàn sau đó cũng chỉ nghĩ
vậy và cho đến ngày Thắm
nhận mình là ma Ly chị mới
nghĩ lại và cho rằng đó không
chỉ là giấc mơ. Có thể thằng bé
trong giấc mơ đó chính là ma
Ly và nó đã theo chị về nhà từ
đó.
Chị Toàn đã có lần hỏi Thắm, sao
con không theo về những nhà
giàu cho sướng lại theo mẹ
nghèo mà khổ. Thắm bảo, hôm
đó mẹ đi chợ về, con nhìn thấy
mẹ xinh nên đi theo mẹ. Như
vậy, giấc mơ của chị Toàn ngày
đó là đúng sự thật.
Chuyện ma Ly “lộn” vào Thắm
cũng nhanh chóng lan toản ra
khắp nơi. Mọi người lạ ở chỗ,
đây là trường hợp đầu tiên một
người con trai lại “lộn” vào
người con gái. Trước đây, Thắm
học cùng với cậu út nhà bà
Nghe và chơi rất thân với cháu
này. Ban đầu mọi người không
biết chuyện nên cứ trêu “chắc
con bé này nó thích con bà
Nghe”.
Sau khi mọi người đã biết
không còn ai trêu đùa nữa.
Thắm giờ đã đi lại với gia đình
bà Nghe và nhận bà làm mẹ.
Thắm được gia đình bà Nghe
xem như người con ruột rà
trong nhà. Dù không về ở cùng
nhưng tình cảm giữa Thắm và
gia đình bà Nghe là rất sâu đậm.
Ông Bùi Văn Tỉnh, xóm trưởng
xóm Cọi cho biết : “Ở xóm Cọi
đã ghi nhận ba trường hợp con
lộn. Người Mường quan niệm,
những đứa trẻ dưới 12 tuổi bị
chết bất đắc kỳ tử có khả năng
“lộn” về và vào một người nào
đó. Người bị lộn sẽ có khả năng
nhớ và kể lại những gì diễn ra
trước khi chết một tháng. Thế
nhưng, sau 12 tuổi người được
“lộn” lại trở về trạng thái bình
thường”.
Trái với những gì ông Tỉnh nói,
theo như lời chị Toàn kể thì
Thắm nhớ được rất nhiều
chuyện. Có lần Thắm tự dưng
nói với chị hàng xóm cạnh nhà
bà Nghe rằng “ngày xưa em
trèo ổi nhà chị bị chị đánh mấy
lần”. Chị này khẳng định đúng là
ngày xưa Ly hay trèo ổi nhà chị
và bị chị đuổi thật.
Một hôm Thắm gặp người trong
làng, người đó bằng tuổi Ly và
hơn cháu rất nhiều tuổi và bảo :
“Mày nhớ tao không, ngày
trước tao với mày toàn đi đá
bóng với nhau nhỉ”. Người này
nghe Thắm xưng mày tao, ban
đầu nghĩ cháu hỗn, nhưng sau
biết đó là Ly lộn về nên cười
xoà bởi cháu nói hoàn toàn
chính xác.
Thắm hiện nay vẫn được mọi
người trong gia đình, bạn bè và
cả xóm bản gọi bằng cái tên
thân thương – Ma Ly. Chị Toàn
bảo cháu rất vui với cái tên đó.
Chị cũng thoải mái cho cháu đi
lại vì nhà bà Nghe cũng rất
nghèo. Thắm đi lại vì cái tình
của… người con lộn, chứ không
vì mục đích gì khác.
Ngoài Bình, Thắm, tại bản Cọi
còn có cháu Thu con cô giáo
tiểu học Quách Thị Đức. Thu
cũng được một người chết
trong bản lộn về từ bé. Ngày bé,
Thu cũng nằng nắc đòi “về nhà
con”. Tuy nhiên, vì nhà có
người chết đó rất giàu có nên
chị Đức đã không cho cháu về ở
cùng gia đình đó, chị sợ mang
tiếng hám tiền nên bịa ra
chuyện này.
Thu hiện nay cũng được gia
đình nhà đó nhận làm con và đi
lại rất gần gũi. Chị Đức bảo :
“Nếu tôi không ngăn cấm quyết
liệt từ bé thì nó về ở hẳn bên
đó thật”. Hiện Thu đã lớn và
đang học lớp 9 trường huyện.
Khi đi tìm hiểu thực hư câu
chuyện “con lộn” tại Vụ Bản,
chúng tôi cũng thật sự bối rối
và không biết khẳng định thế
nào. Tiếp xúc với những người
trong cuộc như bố mẹ những
người chết, bố mẹ những cháu
được coi là có “con lộn” họ đều
khẳng định đó là câu chuyện có
thật.
Kể cả cô giáo Đông, cô Đức
cũng khẳng định điều đó. Cả ba
trường hợp vẫn đang là “người
thật việc thật” ở Lạc Sơn chứ
không chỉ là câu chuyện kể hay
truyền thuyết gì.
Thực hư chuyện ‘đầu thai’
Câu chuyện “đầu thai” của cậu
bé Nguyễn Phú Quyết Tiến ở Vụ
Bản mà chúng tôi đã ghi lại,
theo TS.KTS.Vũ Thế Khanh, tổng
giám đốc Liên Hiệp Khoa học
Công nghệ – Tin học Ứng Dụng
(UIA) không có gì lạ.
Ông Khanh cho hay, chương
trình “nghiên cứu về ngoại cảm
và các khả năng đặc biệt” do
UIA kết hợp với Viện khoa học
hình sự, Bộ Công An, Trung tâm
bảo trợ Văn Hóa kỹ thuật
Truyền Thống cũng đã ghi nhận
nhiều trường hợp “đầu thai” ở
Việt Nam. Dưới đây là một
trong những câu chuyện ông
Khanh chia sẻ với phóng viên :
Câu chuyện xảy ra vào khoảng
năm 1990 tại làng Tân Việt ở Cà
Mau (vùng Đầm Dơi). Ở đây có
một gia đình gồm hai vợ chồng
và 3 người con. Người cha
trong gia đình này là ông Cả
Hiêu. Cô con gái trong gia đình
được ông Hiêu rất mực cưng
chiều, nhưng không may, cô bị
bệnh và qua đời lúc 19 tuổi. Cả
nhà ai cũng đau buồn, thương
xót, ông Cả Hiêu thì như điên
như dại.
Câu chuyện không chấm dứt ở
sự qua đời của cô gái mà lại là
chuyện bắt đầu. Cách làng Tân
Việt khoảng 100 cây số là làng
Vĩnh Mỹ, Bạc Liêu cũng có một
cô gái bị bệnh (cùng thời gian
với cô con gái ông Cả Hiêu) và
qua đời.
Người nhà khóc lóc lo việc khâm
liệm thì bất ngờ ngày hôm sau
cô gái sống lại, làm mọi người
vừa mừng vừa sợ, cô gái tự
nhiên mạnh khỏe, như không có
gì gọi là đau ốm gì cả. Điều lạ
lùng là từ khi sống lại, cô gái
này cứ một mực đòi người
trong gia đình đưa cô đến nhà
ông Cả Hiêu.
Mọi người trong nhà đều hết
sức ngạc nhiên vì không biết
ông Cả Hiêu là ai. Khi hỏi cô gái
thì cô cho biết cha của cô chính
là ông Cả Hiêu, người làng Tân
Việt. Người nhà hết sức lo lắng
nghĩ rằng cô có bệnh. Nhưng cô
gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp
cha mình và bảo rằng cô biết
đường đến nhà ông Cả Hiêu. Cô
mô tả đường đi, tả ngôi làng, tả
cái nhà, số nhà từng chi tiết và
kể về những người nhà ông Cả
Hiêu nữa. Cô gái bảo ông bà Cả
Hiêu là cha mẹ ruột của mình,
cuối cùng cha mẹ cô gái buộc
lòng phải cùng đi theo chuyến
xe đò đến làng Tân Việt để tìm
hiểu thực hư.
Khi đến bến xe, mọi người
xuống xe còn đang bỡ ngỡ
không biết đi theo hướng nào
để về nhà ông Cả Hiêu thì cô gái
nói : “Đừng có ngại, để con dẫn
đường cho”. Thế rồi khi đến
cổng nhà ông Cả Hiêu, cô gái tỏ
vẻ mừng rỡ vô cùng và chạy
nhanh vào nhà. Cô gái chạy lại
ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa
khóc vừa nói : “Ba ơi, con đây
ba ơi !”.
Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn
đang ngơ ngác không hiểu
chuyện gì xảy ra thì vừa lúc cha
mẹ cô gái bước vào nhà kể lại
chi tiết câu chuyện cho vợ
chồng ông Cả Hiêu nghe. Ông Cả
Hiêu lấy làm lạ, cũng kể lại
chuyện con gái mình bị bệnh
qua đời cho cha mẹ cô gái nghe.
Ông còn chỉ tay lên bàn thờ có
đặt tấm ảnh của cô gái con ông.
Trong khi đó cô gái mới đến cứ
đi lại trong nhà tự nhiên như là
người đã ở đó lâu lắm rồi.
Câu chuyện đã đến hồi kết thúc
khi sự kiện đã rõ ràng; cô gái
nhất quyết ông bà Cả Hiêu là
cha mẹ mình và ông bà Cả Hiêu
cũng chấp nhận điều đó vì cô
gái nói rõ những chi tiết mà
ngoài con gái ông Cả Hiêu ra
khó ai có thể biết rõ chuyện gia
đình ông bà. Thế là hai gia đình
kết thân với nhau. Dân chúng
hai vùng Cà Mau, Bạc Liêu biết
được một chuyện lạ lùng hãn
hữu.
“Hiện tượng tái sinh không phải
là mê tín”
TS.Khanh cho biết, ở nhiều nước
trên thế giới, “tái sinh” còn
mang cả hình ảnh của quá khứ
(trong sinh học gọi là Lại giống)
và những câu chuyện tương tự
như bé Tiến hay con gái ông Cả
Hiêu. Chính vì thế, theo ông,
hiện tượng “tái sinh” cần được
nhìn nhận và nghiên cứu trước
khi khẳng định hoặc phủ định.
“- Chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo
khoa học về tâm linh trong thời
gian sắp tới. Hiện tượng “đầu
thai, tái sinh” cũng được đưa ra
thảo luận”. Ông Khanh khẳng
định, không thể coi “đầu thai”
là hiện tượng mê tín dị đoan
mà chỉ nên coi nó là hiện tượng
khó lý giải mà khoa học chưa
thể với tới được. “Trên thực tế
những câu chuyện về “tái sinh”
vẫn tồn tại bất chấp chúng ta
có tin hay không.
Có người thật, việc thật nếu
phủ định hoàn toàn thì đó
chính là mê tín cực tả (thái độ
chủ quan, coi nhận thức của
mình là cao nhất, đúng nhất, coi
những hiện tượng mình không
biết là không đúng, không có
thật). Tuy nhiên, cũng không
nên để mình rơi vào trạng thái
mê tín cực hữu (tin mê muội,
không cần biết đúng sai). Đó
chính là nguyên nhân sinh ra
những chuyện lừa đảo, mị dân,
những dị nhân hoang tưởng
bịp bợm…”.