.::Giai tri hay.Giai tri hay nhat.Giai tri hay nhat viet nam.Wap giai tri. Wap giai tri hay nhat.Wap hay.Wap giai tri hay.Wap hay nhat.Wap hay nhat viet nam.Wap giai tri hay nhat viet nam.Wap giai tri hang dau viet nam.Wap giai tri lanh manh.Wap viet.Wap game.Wap tai mien phi.Giai tri viet.Giai tri so.Giai tri vui.Giai tri so 1 the gioi.Giai tri so hay.Giai tri so hay nhat.Giai tri online.Giai tri online hay.Giai tri online hay nhat.Giai tri truc tuyen.Giai tri truc tuyen hay.Giai tri hay nhat.Giai tri hang ngay.The gioi tên.The gioi di dong.Nhat.keyword.Haynhat.wap.sh-Sinhvien.xtgem.com-Portal ::.
Dạo qua các ký túc xá, ta dễ dàng nhận thấy rằng, các cánh cửa phòng không đơn thuần làm nhiệm vụ “đóng - mở” mà kiêm luôn các chức năng khác nữa: “Com in please, wellcome, hello, kính chào quý khách...”.
Không phải lúc nào bạn cũng được sinh viên đón chào một cách đầy thiện chí đến thế. Bởi có không ít những câu mang đầy tính “khủng bố”, thực dụng khiến khách hàng không khỏi ngỡ ngàng: “Gõ cửa 500, hỏi thăm 1000 đồng, ưu tiên quý khách có quà, nguy hiểm cấm vào”. Hãy nói nội dung ghi trên cửa phòng là gì, tôi sẽ nói cho bạn biết chủ nhân của nó là ai.
Vâng, những câu đậm đà màu sắc kinh tế như trên đều do những nàng sinh viên tràn trề “tâm hồn ăn uống” nghĩ ra. Tôi đã hơn một lần rút 1500 đồng ra để trả (dĩ nhiên giả vờ) cho mấy cô này sau khi gõ cửa hỏi thăm chán chê, thì rất may đều nhận được những nụ cười lỏn lẻn trên khuôn mặt ửng hồng, rồi họ chui tọt vào phòng cười khúc khích. “Ấy là khách lạ, chứ người quen như bọn em dễ bị giật mất tiền chứ chẳng chơi” - Một chàng sinh viên nói với tôi như vậy.
Thật chẳng bù cho các bạn sinh viên, họ luôn coi trọng tình cảm, có chế độ ưu đãi với các chị em: “Kính chào chị em, luôn tạo điều kiện cho bạn gái vào phòng, phòng ôn thi không tiếp khách (trừ phụ nữ), lưu ý kể từ ngày 13/3 phòng 207 không tiếp khách nam mà chỉ tiếp khách nữ", "đợt khuyến mãi đặc biệt phòng 305K3 tiếp khách nữ qua đêm miễn phí"... Ngược lại cũng có kiểu câu bất lịch sự như: “Đàn bà, biến!”. Chắc là của anh nào đó thất tình. Tất nhiên nếu cứ thực hiện theo đúng các “quy ước” trên thì chẳng có ma nào dám mò vào những phòng đó cả. Thực ra chúng chỉ là những câu bông đùa cho vui, hoàn toàn vô hại. Bên cạnh đó lại có những nội quy tự sinh viên mỗi phòng đề ra thật nghiêm chỉnh mà cả chủ lẫn khách đều nên tôn trọng: “Ôn thi miễn làm phiền, đừng gọi khi làm đồ án, no smoking...”.
Có thể nói rằng để tìm được một cánh cửa an toàn “trong sạch” là điều không tưởng. “Không ít thì nhiều, kiểu gì cũng có" - một nam sinh viên khẳng định như đinh đóng cột. Các dòng chữ trên cửa phòng sinh viên quả phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, cách thể hiện: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp; bút mực, bút chì, bút bi, bút dao... Có khi cánh cửa trở thành tấm bảng thông báo nhắn tin giữa chủ và khách: “Tao đến nhưng bọn mày đi vắng...”, “Phòng 504k3 chuyển xuống 402k3”... Hoặc là nơi để các chàng sinh viên si tình thổ lộ tình cảm: “T, I love you”... Có khi lại như “cuốn sổ lưu niệm” của các bậc “tiền bối”.
Họ khắc, viết rất đậm trên tuổi của mình để thời gian khó làm chúng phai mờ đi. Phải chăng họ muốn nhắn gửi tới thế hệ đàn em rằng “Nơi đây anh (chị) mày đã từng sống và học tập”? Lại cũng có những dòng còn “nóng hổi” bởi tính thời sự của nó: "Tôi nhìn thấy cuộc sống của một người đã chết hoặc những câu thơ".
Tóm lại, nếu định nghĩa về cánh cửa phòng của sinh viên ở KTX thì tôi sẽ nói “có thể là nơi ghi lại tất cả những gì mà sinh viên không biết viết vào đâu cả” (cũng giống như mặt bàn của học sinh vậy). Vui cũng viết, buồn cũng viết, thất tình cũng viết... kể ra khi đọc những dòng như vậy cũng không khỏi bật cười bởi những ý tưởng vui lạ.
Nhưng thật tội nghiệp cho những cánh cửa vô tội, vốn sạch sẽ đẹp đẽ là thế nay trông lem nhem chẳng thẩm mỹ chút nào cả. Nhưng biết làm sao mà khắc phục được khi chủ của chúng là... sinh viên.